This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2023

Quán cà phê cho người mê lá ở Hà Nội

 Cà phê Mê Lá được chủ đầu tư kỹ lưỡng với ước muốn mang mảng xanh len lỏi khắp thành phố.

Nằm trong khu vực Ngoại giao đoàn (Từ Liêm, Hà Nội), quán cà phê Mê Lá nổi bật với sắc xanh bao trùm từ ngoài vào trong. Giữa cái nắng oi bức của mùa hè Hà Nội, "rừng cây" trong quán khiến người ở cả bên trong và bên ngoài thấy mát hơn phần nào.



Ngay lối cổng vào là một dàn dương xỉ thòng dài phủ kín trần nhà. Xung quanh quán cũng có nhiều cây kiểng lá đắt tiền như dòng Anthurium hay một số loại cây đột biến. Một điểm ấn tượng khác là khu hồ cá Koi trải dài theo lối vào sân sau, được kết hợp thêm hệ thống phun sương tạo cảm giác hư ảo.

>>Xem thêm: In thẻ nhựa tại TPHCM

Thực đơn đồ uống của quán đa dạng các loại trà, nước hoa quả với giá dao động 25.000-70.000 đồng. Những món đồ uống ở đây được lựa chọn theo tiêu chí "nguồn gốc rõ ràng, tốt cho sức khỏe".

Anh Nguyễn Trung Dũng, chủ quán, luôn tự gọi mình là một nông dân "xanh". Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I và Đại học Quốc gia Australia, anh Dũng từ lâu đã có niềm đam mê với kiểng lá, thủy sinh. Sau này, anh tìm được những người bạn cùng chung đam mê chơi lá, chơi cá và những gì liên quan đến mảng xanh.

>>Xem thêm: in voucher giá rẻ tại TPHCM

Năm 2019, quán cà phê Mê Lá được mở ra với mục đích ban đầu là nơi sinh hoạt chung cho cộng đồng "mê mảng xanh". Anh Dũng và bạn bè cũng có thể tận dụng căn nhà 4 tầng này để sáng tạo những mảng xanh mà không bị giới hạn nhiều về không gian.

Nhưng dịch Covid-19 kéo dài gần 3 năm, việc chăm sóc cảnh quan của quán trở nên khó khăn, vì thế, không gian xanh của quán buộc phải thu hẹp nhiều so với ban đầu. Tới đầu năm 2023, Mê Lá mới mở cửa trở lại và được đầu tư thêm.

>>Xem thêm: in name card giá rẻ tại TPHCM

Anh Dũng cho biết doanh thu hàng tháng của quán cơ bản đủ để duy trì hoạt động. Công việc chính của anh là thiết kế sân vườn và quán là nơi để tìm kiếm cơ hội với những đối tác tiềm năng.

"Chúng tôi có một bức tranh lớn hơn đằng sau Mê Lá...đó là đam mê cây xanh", anh chia sẻ thêm.

Anh mong mọi người có thể tới quán, tận hưởng không gian xanh và nuôi dưỡng tình yêu với những "mảng xanh" giữa lòng thành phố chật chội. Anh muốn từ từ "gieo mầm" tình yêu mảng xanh đến mọi người.

Hồ Ngọc Tuấn Linh (sống tại Hoàn Kiếm), làm trong lĩnh vực thiết kế, vốn không phải người đam mê kiểng lá nhưng đã trở thành khách quen của quán. "Tôi thường ghé quán sau một ngày làm việc để thấy tâm hồn mình thư thái hơn. Uống một cốc trà, nghe bản nhạc nhẹ nhàng và ngắm nhìn những chiếc lá ở đây khiến tôi thấy thoải mái", anh nói.

Anh cũng nhận thấy ở thành phố khói bụi nhiều lên nhưng mảng xanh lại ít đi. Việc tìm thấy một quán cà phê cây xanh không phải khó nhưng Mê Lá mới "thực sự là không gian xanh đúng nghĩa". Ở mọi ngóc ngách trong quán, nhìn đâu, anh cũng tìm thấy được những mảng xanh với đa dạng loại cây. Sau thời gian làm khách ruột của quán, Tuấn Linh chia sẻ cũng đang "phủ xanh" không gian sống bằng kiểng lá để cải thiện môi trường cho cả gia đình.

Chủ quán cho biết các vấn đề như biến đổi khí hậu đang ngày một nhức nhối, khiến anh muốn giúp mọi người hiểu và yêu hơn những mảng xanh này. Trước dịch, mọi người chưa thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của mảng xanh. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian phải ở nhà, nhiều người đã thay đổi. Nhờ thế, anh cũng thêm được khoản thu nhập từ các dự án sân vườn, tiểu cảnh.

Anh Dũng cũng thường tổ chức các buổi workshop tại quán để bố mẹ đưa con tới tập trồng cây. Sau mỗi buổi, các bé có thể đem thành quả là những chậu sen đá nhỏ mang về nhà.

Ban ngày, quán là nơi thư giãn của những người trẻ đến làm việc, học bài, hay đơn thuần chỉ ngồi trò chuyện, check in. Đến tối, không gian xanh yên ắng trở nên ồn ào hơn bởi những tiếng cười nói của trẻ nhỏ.

Hiện giá cả của cây kiểng lá không còn "sốt" như vài năm trước - thời điểm những chiếc lá đột biến có thể được hét giá từ vài chục triệu đồng, giúp những người yêu mảng xanh có thể dễ dàng tiếp cận hơn với các dòng cây yêu thích.

Đi du lịch ở Afghanistan sẽ thế nào?

Bất kỳ chuyến đi nào cũng có ưu nhược điểm, nhưng với những người từng đến Afghanistan, đây vẫn là nơi chỉ dành cho du khách bạo dạn nhất.

Khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước vào tháng 8/2021, tuyên bố kết thúc chiến tranh, cuộc sống hàng ngày ở Afghanistan vẫn được nhiều người quan tâm.



Nhiều người vẫn nghĩ Afghanistan đang bị phong tỏa. Theo CNN, điều đó không hoàn toàn đúng. Các sân bay, cửa khẩu đã mở. Thủ đô Kabul và các thị trấn khác dần trở nên nhộn nhịp. Cửa hàng, nhà hàng mở cửa đón khách. Thiếu điện, nhưng máy phát vẫn sáng trong các khách sạn và nhà dân, những người có đủ khả năng chi trả

>>Xem thêm: In cataloge giá rẻ tại TPHCM

Bất chấp lời khuyên từ nhiều chính phủ nên hạn chế, không ít du khách vẫn tới đây. Blogger du lịch Kristijan Iličić, người Croatia, là một trong số đó. Anh đến vào năm 2020 và vẫn giữ liên lạc với một vài người dân địa phương. Iličić luôn tò mò về cuộc sống hiện tại ở nơi này có khác gì so với lần gần nhất ghé thăm. "Tôi muốn xem những người bạn của mình xoay xở thế nào dưới thời Taliban", anh nói.

Trên thực tế, có thể họ không thể xoay sở nổi. Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 22 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số, cần viện trợ lương thực khẩn cấp sau khi đối mặt với mùa đông tồi tệ nhất trong 15 năm.

>>Xem thêm: in menu nhựa tại TPHCM

Đến Afghanistan như thế nào?

Trung tâm trung chuyển lớn nhất cho các chuyến bay đến và rời Afghanistan là UAE. Mỗi tuần có khoảng 16 chuyến đến sân bay quốc tế Kabul từ Dubai, 3 chuyến khác từ Abu Dhabi. Ngoài ra còn có các chuyến bay thẳng từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Islamabad (Pakistan) và Jeddah (Arab Saudi). Cửa khẩu đường bộ với Uzbekistan, Iran và Tajikistan cũng được mở.

Tuy nhiên, du khách không thể đơn giản là xách vali lên máy bay. Khách Việt Nam cần xin thị thực. Số lượng sứ quán Afghanistan trên khắp thế giới hiện ít hơn so với hai năm trước. Iličić nói rằng mất 500 USD để xin thị thực (cấp trong vòng 24 tiếng) từ sứ quán Afghanistan ở Dubai.

>>Xem thêm: in thẻ nhân viên tại TPHCM

An ninh vẫn là vấn đề đáng lo ngại khi đất nước vẫn thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công từ nhóm khủng bố ISIS. Do nhiều biện pháp trừng phạt quốc tế, quốc gia này vẫn phải đối mặt nạn đói, hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém, tình hình vệ sinh ngày càng tồi tệ và thảm họa thiên nhiên cũng thường xuyên xảy ra.

Du khách nếu gặp sự cố có thể không được sứ quán nước mình hỗ trợ vì tình hình chính trị nhạy cảm ở quốc gia này. Đổi lại, họ có thể mua bảo hiểm du lịch, chi phí có thể cao hơn. Trong một số trường hợp, khách sẽ không được bảo hiểm nếu đến một nơi mà chính phủ đặt trong tình trạng "không được đi du lịch", theo Andrew Jernigan, CEO một công ty bảo hiểm du lịch.

James Willcox, đồng sáng lập công ty du lịch Untamed Borders, dẫn tour đến đây từ 2008. Anh đến Afghanistan lần gần nhất là mùa thu 2022. "Nói chung, đất nước này an toàn hơn rất nhiều kể từ hồi tôi đến làm việc".

Du khách có nhiều loại hình lưu trú để chọn: ở khách sạn tại các thành phố lớn, nhà trọ ở vùng nông thôn và cắm trại. Tại những nơi không có nhà hàng, quán cà phê như vùng nông thôn, có thể lựa chọn ăn tối tại nhà dân để tránh mạo hiểm phải ra ngoài vào ban đêm. Về phương tiện di chuyển, du khách có thể dùng ôtô để đi lại trong nước.

Khi quay trở lại lần thứ hai, cả Willcox và Iličić đều có thể đến các vùng mới của đất nước. Một trong số đó là Minaret of Jam, di sản thế giới được UNESCO công nhận, nằm ở tỉnh Ghor xa xôi. Theo thông lệ ở các vùng nông thôn, du khách cần xin phép chính quyền địa phương trước khi đến. Xin phép vào ngày thứ sáu thường khó hơn vì đây là ngày mọi người nghỉ làm để dành thời gian cầu nguyện.

Quanh Afghanistan vẫn có các trạm kiểm soát an ninh dù hiện tại những người đứng canh ở đó là quân Taliban chứ không phải quân đội các nước khác. "Một trong những điều đáng chú ý nhất là tại các trạm kiểm soát, lính Taliban không mấy quan tâm đến chúng tôi", Willcox nói.

Iličić nói rằng Taliban có vẻ quan tâm đến blog của anh, và coi đây là cơ hội tốt để PR. Tại một trạm kiểm soát, anh còn được binh lính mời uống trà, trò chuyện. "Họ (Taliban) đang cố gắng gửi những hình ảnh tốt đẹp của họ ra với thế giới", Iličić cho hay. Đó là lý do mà chính quyền địa phương dễ dàng chấp thuận cho anh ghé thăm mọi nơi.

Liên quan đến phụ nữ lại là một câu chuyện khác

Có lý do khiến Iličić, người thường đi du lịch cùng vợ Andrea, đến Afghanistan một mình. Đó là Taliban có nhiều quy định, hạn chế nghiêm ngặt với phụ nữ. Các khách hàng của Willcox cũng thường xuyên hỏi anh về trang phục nên mặc, đặc biệt là khăn trùm đầu. Willcox khi dẫn tour thường chủ động mang sẵn theo quần áo phù hợp để cung cấp cho khách. Luật pháp sở tại yêu cầu phụ nữ phải có người đi kèm khi ra ngoài. Vì vậy Willcox luôn yêu cầu khách nữ không được rời khách sạn một mình. Nhưng đổi lại, các nữ du khách có thể thoải mái trò chuyện với phụ nữ địa phương.

Bất kỳ chuyến đi nào cũng có ưu và nhược điểm, nhưng Afghanistan vẫn là nơi chỉ dành cho những du khách bạo dạn nhất. "Dù không phải quốc gia nguy hiểm nhất thế giới, nhưng nơi này không an toàn. Lời khuyên của tôi là hãy nghiên cứu kỹ lưỡng, thuê hướng dẫn viên địa phương nhiều kinh nghiệm, tôn trọng nền văn hóa, tử tế với mọi người và tuân theo các quy tắc", Iličić nói

Nguồn: https://vnexpress.net/di-du-lich-o-afghanistan-se-the-nao-4571099.html


Nữ du khách Việt từ 'sợ toát mồ hôi' đến yêu Afghanistan

 Trước khi tới du lịch Afghanistan, chỉ cần nghe tên nước, Quỳnh Hoa đã "run như cầy sấy" và "sợ toát mồ hôi".

Taxi dừng lại ở biên giới Tajikistan, Vũ Quỳnh Hoa, 32 tuổi ở Hà Nội, đi thêm vài bước để sang đất Afghanistan. Khi một nhóm gần 20 lính Taliban tiến lại gần, tim Hoa đập mạnh. Cô cúi mặt, nhìn xuống đất để người đối diện không thấy sự sợ hãi trong mắt.



Hoa đã đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. Nhưng Afghanistan chưa từng nằm trong kế hoạch. Tháng 8/2021, cô được chia sẻ thông tin người dân đổ xô đến sân bay ở thủ đô Kabul để tìm cách ra nước ngoài. "Họ chạy trốn còn không được, mình lại chui đầu vào. Tôi nghĩ nếu có đến, ít nhất phải vài năm nữa", Hoa nói.

Cuối tháng 10/2022, Hoa cùng chồng và hai người bạn thân đi du lịch các quốc gia Trung Á. Và Hoa bất ngờ khi chồng cô gợi ý "tiện đường đi luôn Afghanistan". Nhưng khi thấy chồng nghiêm túc, cô gật đầu với suy nghĩ "thử xem sao".

>>Xem thêm: in name card giá rẻ tạI TPHCM

Trên đường đến biên giới, tim Hoa như muốn "nhảy khỏi lồng ngực với đủ các suy nghĩ về một đất nước hỗn loạn và chiến tranh". Lần đầu giáp mặt lính Taliban, thấy họ từ đầu tóc, trang phục đến súng ống "giống hệt những gì nhìn qua báo đài", khiến bốn du khách Việt "im thin thít".

Mọi người được đưa vào trong đợi để cấp visa cửa khẩu. Trong phòng có một chiếc bàn, nơi lính Taliban ngồi làm thủ tục visa và một bộ bàn ghế bọc đệm. Hoa nhanh chóng nhận thấy những người lính rất thân thiện. Cô cùng họ chụp ảnh kỷ niệm. Hiếu, bạn Hoa, còn hát cùng quân lính. Họ hát bằng tiếng Afghanistan, Hiếu hát tiếng Anh.

>>Xem thêm: in hộp giấy tại TPHCM

"Họ song ca dù không ai hiểu người còn lại hát gì", Hoa kể. Vợ chồng Hoa ban đầu nghiêm túc ngồi ghế đợi nhưng sau đó họ thoải mái nằm ngủ. Khi Hoa muốn chụp ảnh với khẩu súng để trước cửa, một người lính đã tháo đạn ra cho an toàn rồi đưa cô.

Sau khi được cấp visa, nhóm ăn trưa tại quán nhỏ ven đường rồi đi từ biên giới về Mazar-i-sharif, thành phố lớn thứ tư Afghanistan. Để an toàn, nhóm đặt tour, có hướng dẫn viên bản địa đi cùng từ Tajikistan, di chuyển bằng ôtô cũng như xin trước giấy phép đi lại giữa các tỉnh. Ranh giới giữa các tỉnh luôn có chốt kiểm tra.

>>Xem thêm: in meu nhựa tại TPHCM

Đi qua một khu chợ, Hoa dừng lại mua hồng, táo. Lúc thanh toán, người bán hàng không lấy tiền. "Họ nói tôi là khách đến chơi nhà. Họ vui và chào mừng tôi đến thăm đất nước họ, muốn tặng chỗ trái cây đó", Hoa nói.

Nữ du khách Việt chỉ biết "há hốc miệng ngạc nhiên và lắp bắp từ chối". Sau một hồi, Hoa "chịu thua" người bán hàng và vui vẻ cầm túi hoa quả lên xe. "Afghanistan là một trong những nước nghèo. Nhưng người dân lại tặng quà cho khách, thay vì tìm cách chặt chém", cô nói.

Với Võ Thùy Linh, bạn đồng hành với Hoa, Afghanistan là "quốc gia để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất" trong chuyến đi. Linh cho biết hướng dẫn viên tên Rahmat, 25 tuổi, cao 1,8 m. Nhà Rahmat nghèo, anh trai đang tị nạn bên Áo, chị gái đi lấy chồng gia cảnh khó khăn. Anh là trụ cột của gia đình. Dù vậy, chàng trai người Afghanistan rất hào phóng với khách du lịch.

Anh mời cả nhóm về nhà ăn tối. Mẹ và em gái Rahmat chuẩn bị cơm từ chiều. Bố Rahmat ra tận cửa đón. Bữa cơm với 5 món, gồm cơm, thịt bò, nước ngọt, trái cây. Linh đoán bữa cơm tốn nhiều chi phí, nên muốn gửi họ tiền nhưng bị từ chối. Một kỷ niệm hài hước khác khiến Linh không quên, là việc người dân mời chồng cô và chồng Hoa ở lại. "Họ nói, nếu ở lại, họ sẽ gả vợ cho hai anh ấy".

Kausar Hussian, sếp của Rahmat, cho biết từng dẫn nhiều khách nước ngoài đến du lịch và họ chưa từng gặp rắc rối với chính quyền hay khó chịu về người dân.

"Chỉ sau 5 ngày, từ lo lắng, sợ hãi, tôi dần cảm thấy yêu mến con người nơi đây", Hoa nói. Cô khuyên mọi người không nên quá tin vào những điều đọc trên mạng. Thay vào đó, hãy đến tận nơi để kiểm chứng.

Trước lúc đến, Hoa luôn nghĩ đây là một quốc gia khủng bố, cướp bóc. Lính Taliban đáng sợ. Cô bắt chồng tháo đồng hồ cất kỹ trong vali. Cô và những người bạn cũng chia nhỏ số tiền mang theo, thậm chí nhét dưới giày. Cô còn cho rằng lính Taliban "rất tôn trọng" những phụ nữ như cô. Khi cô đứng chờ ở một chốt canh, lính Taliban đã chỉ vào chiếc ghế và ra hiệu cho Hoa ngồi. 2-3 người lính khác đồng loạt đứng dậy nhường ghế.

Với Thùy Linh, chuyến đi giúp cô có nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, con người trên thế giới. Linh trân quý tấm lòng của người địa phương. "Họ nghèo, thu nhập trung bình chỉ 60-100 USD một tháng, nhưng hiếu khách. Có quá nhiều cảm xúc cho chuyến đi này", cô nói.

Dù ấn tượng tốt đẹp về Afghanistan, cả Hoa và Linh đều khuyến cáo mọi người "cân nhắc kỹ trước khi đến du lịch". Hoa khuyên nên đi theo tour, có hướng dẫn viên lo mọi thủ tục, tránh gặp rắc rối.

"Hãy tuân thủ luật pháp, hiểu rõ văn hóa đạo Hồi để tránh gặp những tình huống rủi ro", Linh nói.

Nguồn: https://vnexpress.net/nu-du-khach-viet-tu-so-toat-mo-hoi-den-yeu-afghanistan-4577846.html

Phủ Hòa Thân - nơi khiến khách Việt choáng ngợp vì độ xa hoa

 TRUNG QUỐC"Một tòa Cung Vương phủ, nửa triều đại nhà Thanh" là câu nói được nhắc đến nhiều nhất khi miêu tả về sự xa hoa của phủ Hòa Thân.

"Choáng ngợp về độ rộng lớn" là cảm nhận Minh Anh, du học sinh ở Bắc Kinh, lần đầu ghé thăm phủ vào một sáng giữa tháng 5 cùng người bạn kiêm hướng dẫn viên Trung Quốc Trần Nhung.



Nơi ở của Hòa Thân được xây dựng vào năm 1777, hiện có tên Bảo tàng Cung Vương Phủ, rộng 60.000 m2, như một thế giới thu nhỏ với núi giả, hồ nước, sân khấu xem kịch. Một nửa diện tích phủ được dùng để xây dựng làm tiểu cảnh, sân vườn. Cổng chính có hai con sư tử đá bảo vệ. "Đây là dinh thự lớn nhất nhà Thanh (không tính nơi vua ở)", theo Visitbeijing, web thuộc Trung tâm Thông tin, Cục Văn hóa & Du lịch thành phố Bắc Kinh.

>>Xem thêm: in thẻ treo, tag treo

Năm Gia Khánh thứ tư (1799), Hòa Thân bị vua xử tử, tịch thu dinh thự. Lúc khám xét tài sản trong phủ Hòa Thân có 800 triệu lạng bạc. Tổng gia sản của ông nhiều bằng 15 năm quốc khố đại Thanh. Sau đó phủ thuộc về nhiều quý tộc khác như Khánh Hy Thân Vương Vĩnh Lân (em vua Gia Khánh) và Cung Trung Thân vương Dịch Hân (em vua Hàm Phong).

Hou Fang, nhân viên Bảo tàng, cho biết Cung Vương Phủ là một trong số ít các dinh thự hoàng gia có từ thời nhà Thanh ở Bắc Kinh khách được tiếp cận. Những chỗ khác hoặc có người ở hoặc gần như đổ nát. Dinh thự được chính phủ cho tu sửa từ tháng 12/2005 với chi phí 200 triệu tệ (hơn 28 triệu USD). Khu vực vườn phía sau trở thành điểm du lịch hút khách từ năm 1988. Khu vực dinh thự mới bắt đầu mở cửa cho công chúng từ tháng 8/2008 với gần 10.000 khách ghé thăm trong ngày đầu tiên, theo SCMP.

>>xem thêm: In hộp giấy giá rẻ tại TPHCM

Có nhiều điểm tham quan trong dinh thự nhưng nổi bật nhất là The Western-style Gate, Grand Theatre Tower và Back Screen Buildings. The Western-style Gate (cổng kiểu phương Tây) là cổng chính vào vườn, thể hiện mong muốn của người chủ khi đó muốn "cứu lấy nhà Thanh bằng cách học hỏi văn hóa, công nghệ phương Tây". Grand Theatre Tower là nơi Hòa Thân cùng gia quyến, bạn bè xem kịch, được coi là "nhà hát opera khép kín duy nhất ở Trung Quốc". Back Screen Buildings nằm ở ngã ba của khu nhà ở và vườn, gồm 111 ngôi nhà liên tiếp dài tới 180 m.

Trong phủ có hai hồ. Hồ rộng là nơi trước đây mọi người chèo thuyền đi dạo. Hồ nhỏ nuôi cá. Theo hướng dẫn viên mà Minh Anh gặp trong lần đến phủ, hồ nhỏ gọi là hồ dơi, xung quanh trồng cây du. Người Trung Quốc xem cây du là biểu tượng tiền tài, dơi trong tiếng Trung đồng nghĩa với "phúc". Vào mùa xuân, lá của cây du rơi xuống hồ tượng trưng cho việc tiền bạc trong thiên hạ đều chảy hết vào nhà Hòa Thân.

>>Xem thêm: in menu nhựa tại TPHCM

Với Minh Anh, cô ấn tượng với những cây cột làm từ kim tơ nam mộc, loại gỗ quý, vân tựa sợi tơ vàng, có mùi thơm và tác dụng chống muỗi, chuyên dùng để xây dựng trong các cung điện hoàng gia. Theo Baidu, mỗi cột gỗ có giá trị lên đến 2,7 tỷ tệ (hơn 382 triệu USD). Phòng ở của Hòa Thân ở có bốn cây cột làm từ gỗ này. Khách không được vào tham quan khu vực mà chỉ đứng từ ngoài nhìn. Dù vậy, Minh Anh vẫn ngửi thấy mùi gỗ thơm thoang thoảng.

Minh Anh cũng cho biết một hướng dẫn viên tại phủ nói phần lớn đồ đạc trong phủ đều đã được mang đi cất giữ. Các gian phụ trống, chỉ có một số gian chính bày biện các hiện vật thời xưa.

Theo hướng dẫn viên Trần Nhung, phủ Hòa Thân là nơi ở của người có tiền, có quyền lực bậc nhất triều đại nhà Thanh, mỗi chi tiết đều có ý nghĩa riêng. Nhung khuyến khích du khách quốc tế khi đi tự túc nên thuê hướng dẫn viên vì "họ biết rất rõ nơi này và kể các câu chuyện liên quan đến Hòa Thân rất hấp dẫn".

Minh Anh thích phủ Hòa Thân hơn Tử Cấm Thành vì phủ nhiều cây, mát mẻ. Tử Cấm Thành không được trồng nhiều cây vì sợ có mai phục trên cây.

Theo Minh Anh, để đến được Cung Vương Phủ du khách nên đi tàu điện ngầm vì thuận tiện và rẻ. Phủ nằm ở trung tâm thành phố, số 17 phố Hải Tây, khu Tây Thành. Giá vé tàu từ ngoại ô đến khu vực này 7 tệ (1 USD). Giá vé vào cửa là 20 tệ (gần 3 USD) với sinh viên và 40 tệ (gần 6 USD) với người lớn. Du khách có thể mua vé qua wexin, tìm trang web của Cung Vương Phủ đặt vé. Sau khi đến nơi, du khách mang hộ chiếu ra quầy để đổi lấy vé quẹt. Có thể mua trực tiếp tại quầy nhưng Minh Anh khuyến khích nên mua online do xếp hàng mua tại chỗ rất lâu.

Cung Vương Phủ mở cửa từ 8h đến 17h, từ 16h30 trở đi ngừng nhận khách. Khu vực xung quanh có rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn, lưu niệm. "Do là điểm du lịch nên mùi vị món ăn đã thanh đạm đi rất nhiều. Đồ Trung Quốc nguyên bản rất nhiều dầu mỡ và cay, khách Việt khó ăn", Minh Anh nói. Giá một bát mỳ cỡ lớn là 30 tệ (hơn 4 USD). Sữa chua Bắc Kinh là một trong những món Minh Anh gợi ý nên thử.

Ngoài Phủ, du khách nên ghé thăm Cố Cung (Tử Cấm Thành), Thiên Đàn (đàn thờ Trời), Di Hòa Viên (công viên nằm ở phía tây thành phố), Viên Minh Viên (tổ hợp cung điện và vườn hoa).

Minh Anh thấy toại nguyện vì đã được đặt chân đến một trong những nơi gắn liền với nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và được nhiều người Việt biết đến. "Một tòa Cung Vương Phủ, nửa triều đại nhà Thanh là câu mà các bạn người Trung Quốc nói với tôi nhiều nhất khi nhắc đến nơi này. Khi tận mắt chứng kiến mới thấy được hết sự xa hoa. Đây là một nơi đáng để đến", Minh Anh nói.

Khách Trung Quốc đến Việt Nam 'quá thấp so với kỳ vọng'

 Đa số doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách Trung Quốc cho biết lượng khách thực tế đạt quá thấp so với kỳ vọng.

Từ 15/3, Trung Quốc đã cho phép các đoàn khách đến Việt Nam du lịch nhưng sau 4 tháng, các con số ghi nhận chưa khả thi dù các thủ tục hiện không còn khó khăn. Bà Nguyễn Thị Hải Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Lữ hành Quốc tế Toàn cầu Việt Nam, cho biết trước dịch, công ty đón khách Trung Quốc chủ yếu tại hai đầu Hà Nội và TP HCM với trung bình 20-30 đoàn mỗi tháng, cao điểm có thể lên đến 50 đoàn. Tuy nhiên, con số này hiện còn khoảng 4-5 đoàn mỗi tháng, chủ yếu là khách hội chợ, khảo sát, hiếm có đoàn khách du lịch đúng nghĩa. Trong ngày 14/7, đơn vị có một đoàn charter (thuê cả chuyến bay) từ Thượng Hải đến Phú Quốc nhưng chỉ gom được 40 khách.



>>Xem thêm: in hộp giấy giá rẻ tại TPHCM

"Khả năng gom khách từ đầu Trung Quốc sang quá yếu", bà Nam nói và cho biết thêm đơn vị đã phải đưa ra mức giá "rẻ nhất có thể" cho đối tác bên kia, thậm chí tặng thêm phòng khách sạn.

Phương Nam Star Travel, đơn vị đón đoàn 42 khách Trung Quốc đầu tiên tới Hà Nội hôm 16/3, cũng xác nhận tình trạng tương tự. Từ đó tới nay, công ty mới đón thêm ba đoàn khách khác từ Trung Quốc nhưng không có đoàn du lịch đúng nghĩa. Đại diện công ty cho biết thấy "khó hiểu" và đang tìm hiểu lý do.

Bà Nam cho biết một số đối tác từ Trung Quốc cho biết có hai lý do chính. Thứ nhất, tình hình kinh tế Trung Quốc đang chưa thực sự tốt, tỷ lệ thất nghiệp cao nên du lịch chưa phải ưu tiên. Ngoài ra, một đối tác khác nói khách Trung Quốc sang Việt Nam phản ánh "chưa được coi trọng".

>>Xem thêm: in catalogue giá rẻ tại TPHCM

Theo bà Nam, một bộ phận kinh doanh chưa thực sự hiểu rõ tầm ảnh hưởng lớn của du khách Trung Quốc đến ngành du lịch Việt Nam. Thống kê từ Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương chỉ ra Trung Quốc dẫn đầu trong các thị trường khách đến các nước Đông Nam Á. Năm 2019, Trung Quốc là thị trường gửi khách đến nhiều nhất ở các nước như Việt Nam (5,8 triệu lượt), Thái Lan (10,9 triệu), Singapore (3,6 triệu) và đứng thứ hai ở Malaysia (3,1 triệu lượt - xếp thứ hai sau Singapore), Indonesia (2 triệu - sau Malaysia).

Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong 6 tháng năm 2023, khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt khoảng 557.000 lượt, bằng 25% cùng kỳ năm 2019 (gần 2,5 triệu lượt).

>>Xem thêm: in thẻ treo tag treo tại TPHCM

Đại diện Sở Du lịch Khánh Hòa - nơi khách Trung Quốc chiếm 70% tổng khách quốc tế năm 2019 - cũng nhận xét lượng khách từ đất nước tỷ dân vẫn chưa nhiều. Trong tháng 6, tỉnh này đón được 16.510 khách Trung Quốc và con số này không thể so sánh với cùng kỳ năm 2019. "Khách nội địa tương đối ổn nhưng chúng tôi muốn nhiều hơn", người này nói.

NghìnLượng khách Trung Quốc đến Khánh Hòa từ năm 2015 đến năm 2019Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa1821825425421 2321 2321 8931 8932 5002 500Số khách20152016201720182019050010001500200025003000VnExpress

Tại Hà Nội, sau 15/3, lượng khách Trung Quốc hàng tháng luôn nằm trong top 3 thị trường khách quốc tế lớn nhất, trung bình đón 25.500 khách Trung Quốc mỗi tháng. Tuy nhiên, năm 2019, Hà Nội đón được gần 700.000 khách Trung Quốc, trung bình khoảng 58.000 khách mỗi tháng.

Không riêng Việt Nam, nhiều nước Đông Nam Á khác cũng "đói" khách Trung Quốc vì sự phục hồi kinh tế sau dịch chậm của nước này. Theo công ty môi giới chứng khoán PT Bahana Sekuritas, Bali, nơi hầu hết khách quốc tế đến Indonesia đều ghé thăm, lượng đặt phòng tại các khách sạn hạng sang 5 tháng đầu năm đều giảm vì khách Trung đến không nhiều.

Singapore, nơi ghi nhận sự bùng nổ du lịch, cũng chứng kiến con số đáng thất vọng. Lượng khách Trung trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 310.000 lượt, bằng một phần năm con số 1,55 triệu cùng kỳ 2019, theo dữ liệu từ Hội đồng Du lịch nước này.

Qiu, nhân viên một công ty du lịch trụ sở tại Quảng Châu, Trung Quốc, xác nhận các tour mùa hè đến Đông Nam Á "không cải thiện đáng kể". Các điểm phổ biến nhất như Singapore, Malaysia chỉ đạt 30% so với trước dịch, Thái Lan ở mức 10%.

Công suất chuyến bay tăng chậm tại Trung Quốc cũng là lực cản đối với sự phục hồi của ngành du lịch. Theo Eric Zhu đến từ Bloomberg, việc thiếu khách đoàn cũng góp phần khiến tốc độ phục hồi chậm lại. Quý I chỉ có 1,6% người Trung Quốc đi du lịch theo tour ra nước ngoài, giảm từ mức 30% cùng kỳ 2019, theo Bộ Văn hóa và Du lịch nước này.

Một số địa phương, như Khánh Hòa, cho biết chờ đợi tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc do thị trường này mở cửa với Việt Nam chưa lâu. Nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng đang cạnh tranh để đón khách Trung Quốc vì vậy, trong thời gian tới, Sở sẽ đưa ra đánh giá tổng thể về thị trường khách này để tìm cách cải thiện tình hình.

Nguồn: https://vnexpress.net/khach-trung-quoc-den-viet-nam-qua-thap-so-voi-ky-vong-4629577.html

Cách tiết kiệm khi du lịch châu Âu trong mùa hè 'đông phát điên'

Cách tiết kiệm khi du lịch châu Âu trong mùa hè 'đông phát điên'

Nếu đặt lịch bay vào hai tuần cuối cùng của tháng 8 vé có thể rẻ hơn đáng kể so với những tuần trong tháng 7, theo các chuyên gia.

>>Xem thêm: In standee giá rẻ tại TPHCM

Máy bay chở đầy ắp khách liên tục đổ xô đến châu Âu hè này và các khách sạn hầu như đều kín phòng ở những điểm du lịch nổi tiếng, theo CNN. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia du lịch, nếu bạn vẫn muốn đến châu Âu hè này bất chấp "đông phát điên" nhưng không bị tiêu quá ngân sách.

Chọn thời điểm bay

Katy Nastro, chuyên gia đến đến từ Going.com, ứng dụng hỗ trợ khách đi du lịch giá rẻ, cho biết giá chuyến bay vào phút chót, đặc biệt bay quốc tế, rất đắt. "Nếu bạn đặt lịch bay vào hai tuần cuối của tháng 8 sẽ thấy chúng rẻ hơn đáng kể so với tháng 7", Nastro nói. Đó là khi mùa hè gần kết thúc và học sinh bắt đầu đi học lại. Khi đó, nhu cầu du lịch giảm kéo theo sự giảm giá.

>>Xem thêm: in menu nhựa tại TPHCM

Chọn cách di chuyển thay thế

Colleen McDaniel, chuyên gia đến từ Cruise Critic, website đánh giá về các tour du thuyền được đánh giá uy tín hàng đầu thế giới, cho biết khi giá vé và phòng tăng cao, du lịch trên biển tiếp tục là một lựa chọn. "Đây là cách tuyệt vời để khám phá châu Âu theo cách tiết kiệm hơn so với du lịch trên đất liền", McDaniel nói.

McDaneil nói thêm gợi ý này đặc biệt có tác dụng đối với những vị khách muốn tiết kiệm tối đa tiền vé máy bay nhưng muốn ghé thăm nhiều điểm đến ở châu Âu. Du khách đến từ thành phố Tampa, bang Florida, Mỹ, Hevelyn Villar Silva đồng ý với điều trên. Gia đình cô vừa có chuyến du ngoạn 7 đêm trên một chiếc du thuyền mang tên MSC Magnifica chở hơn 3.200 khách, khởi hành cuối tháng 5 từ Valencia, Tây Ban Nha. Họ đã tiết kiệm được hàng nghìn USD nếu so với đi du lịch trên đất liền.

Đi lại bằng tàu hỏa, ôtô

Đi tàu giữa các quốc gia châu Âu thay máy bay luôn là một phương án tiết kiệm được nhiều người lựa chọn. Henley Vazquez, đồng sáng lập công ty chuyên tư vấn mảng du lịch sang trọng, cho biết: "Vào mùa hè, hãy chọn các thành phố và thị trấn được kết nối bằng tàu hỏa để tránh các chuyến bay và chi phí thuê xe cao".

>>Xem thêm: in name card tại TPHCM

Đặt chỗ vào phút chót

Ignacio Eguren, chuyên gia du lịch của Checkin Cantabria, website đặt phòng ở 

miền bắc Tây Ban Nha cho biết nắm bắt các ưu đãi vào phút cuối với chỗ ở có thể giúp tiết kiệm ngân sách. "Vào phút cuối, bạn có thể thuê phòng với giá tốt hơn vì các khách sạn vẫn chưa kín phòng hoặc có người hủy vào phút chót. Vì vậy, họ đưa ra ưu đãi để lấp đầy chỗ ở", Eguren nói.

Bên cạnh đó, du khách nên chú ý đến việc "săn" ưu đãi không chỉ trên các nền tảng đặt phòng mà còn trên website của chính các khách sạn. Ngoài ra, khách có thể liên hệ trực tiếp với chỗ muốn ở để hỏi về tình trạng sẵn phòng cũng như chương trình khuyến mại đặc biệt khác.

Nguồn: https://vnexpress.net/cach-tiet-kiem-khi-du-lich-chau-au-trong-mua-he-dong-phat-dien-4629908.html

CNN: Địa đạo Củ Chi trong danh sách 21 đường hầm kỳ thú nhất thế giới

Tờ báo của kênh truyền hình Mỹ CNN vừa có bài viết ca ngợi 21 đường hầm kỳ thú nhất thế giới, trong đó có địa đạo Củ Chi.

Bên dưới đại dương, bên trong sông băng hoặc sâu vào lòng đất, các đường hầm từ lâu đã trở thành điểm đến mê hoặc du khách. Dưới đây là những đường hầm tuyệt vời nhất thế giới.


Địa đạo Củ Chi, Việt Nam

Mạng lưới đường hầm nổi tiếng nằm ở ngoại ô TP.HCM này từ lâu là điểm thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc chiến tranh đã tàn phá Việt Nam.

>>Xem thêm: in menu nhựa tại TPHCM

Địa đạo được sử dụng làm căn cứ cho những cuộc tấn công của cách mạng vào các vị trí của Mỹ và Nam Việt Nam, đồng thời cũng được dùng làm nơi ở và kho chứa vũ khí.

Bất chấp những nỗ lực lặp đi lặp lại của lực lượng Mỹ nhằm phá hủy mạng lưới đường hầm rộng lớn, địa đạo vẫn tồn tại và hiện được bảo tồn tưởng niệm và phục vụ du khách.

Du khách có thể cảm nhận được không gian ngột ngạt khi xuống địa đạo và thậm chí có thể xem nơi tổ chức cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.

>>Xem thêm: in thẻ nhân viên

Đường hầm Lærdal, Na Uy

Các đường hầm đóng vai trò quan trọng ở Na Uy, là phương tiện kết nối nhiều thành phố ven biển và đảo của nước này. Lærdal - hay Lærdalstunnelen - là đường hầm dài nhất thế giới, lên tới 24,5 km, và kể từ năm 2000 là tuyến đường nhanh nhất kết nối giữa Oslo và Bergen.

Đường hầm vịnh Tokyo, Nhật Bản

Tuyến Tokyo Bay Aqua-Line, còn được gọi là đường cao tốc xuyên vịnh Tokyo, kết nối tỉnh Kanagawa và Chiba mà không cần phải lái xe quanh bờ biển.

Tuy nhiên, điều làm cho nơi này nổi bật là bắt đầu như một đường hầm ở phía Kanagawa, trước khi nhô lên khỏi mặt nước ở Umihotaru, một hòn đảo nhân tạo có trạm dừng chân và đài quan sát để ngắm nhìn toàn cảnh đường chân trời của Tokyo .

Đoạn đường cuối cùng đến Chiba là cây cầu mà những người đến sân bay Haneda có thể nhận ra khi máy bay chuẩn bị hạ cánh.

>>Xem thêm: In voucher tại TPHCM

Đường hầm tham quan Bến Thượng Hải, Trung Quốc

Có nhiều cách rẻ hơn để đi giữa Bến Thượng Hải lịch sử và các tòa cao ốc của Phố Đông. Tuy nhiên, cuộc dạo chơi ngắn ngủi bên dưới sông Hoàng Phố trên một chuyến tàu Maglev mang đến trải nghiệm thú vị, độc đáo cho du khách. Ánh sáng nhấp nháy và hiệu ứng âm thanh bên trong khiến du khách có cảm giác lướt trong không gian.

Đường hầm Glow Worm, Úc

Là một đường hầm đường sắt cũ, xa xôi ở Công viên quốc gia Wollemi của New South Wales, đường hầm Glow Worm được đặt tên theo loài đom đóm sống trên mái và tường.

Các đoàn tàu đã không đi qua con đường này kể từ những năm 1940, khiến những con đom đóm yên bình phát sáng.

Đường hầm Guoliang, Trung Quốc

Một số đường hầm đào sâu bên trong các ngọn núi để giúp mọi người đi từ nơi này đến nơi khác. Nhưng ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, đường hầm Guoliang chỉ là con đường cắt ngay bên trong các vách đá dựng đứng của dãy núi Taihang có 30 cửa hướng ra thung lũng bên dưới. Chỉ 13 người dân địa phương Guoliang đã xây dựng đường hầm tuyệt đẹp này nhằm giúp ngôi làng dễ tiếp cận hơn với thế giới bên ngoài.

Ngày nay, nơi này trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Trung Quốc.

Các đường hầm còn lại trong danh sách gồm: Gotthard Base, Thụy Sĩ; Channell, Anh/Pháp; Seikan, Nhật Bản; Eisenhower, Colorado và Burro Schmidt, California, Mỹ; Large Hadron Collider, Pháp/Thụy Sĩ; Jungfrau Railway, Thụy Sĩ; Natural, Virginia, Mỹ; SMART, Kuala Lumpur, Malaysia; Langjokull Glacier, Iceland; Paris Catacombs, Pháp; Drammen Spiral, Na Uy; Leake St và Greenwich Foot, Anh; Road of 52, Ý. 

Nguồn: https://thanhnien.vn/cnn-dia-dao-cu-chi-trong-danh-sach-21-duong-ham-ky-thu-nhat-the-gioi-185230714155153761.htm